Tầng lửng là gì? Thiết kế tầng lửng cho shophouse mới nhất 2023
- Người viết: mediagyancy lúc
- Cẩm nang
- - 0 Bình luận
Xã hội ngày càng phát triển, dân số ngàng càng đông thế nhưng diện tích đất lại không thay đổi. Vì thế mà không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của con người, nhất là nhu cầu nhà ở. Cũng bởi vậy mà những ngôi nhà có thiết kế tầng lửng được xem như là một mô hình nhà ở tận dụng không gian tốt nhất. Trong bài viết dưới đây Celadon Boulevard sẽ giới thiệu đến các bạn tất cả thông tin giải đáp cho:"Tầng lửng là gì? Thiết kế tầng lửng cho shophouse mới nhất 2023"
1. Giới thiệu về tầng lửng
Tầng lửng (Mezzanine) là tầng trung gian trong kiến trúc thiết kế của một ngôi nhà. Chúng còn được gọi với nhiều tên khác như là: gác xép hay gác lửng tùy những địa phương khác nhau.
Tầng lửng có chiều cao trung bình từ 2,2m - 2,5m, thường nằm tầng dưới và trần. Khác với tầng 1, tầng 2, tầng 3,... chúng không được tính là một tầng chính thức của căn nhà. Trước đây tầng lửng chỉ được thiết kế chủ yếu ở các ngôi nhà mái bằng. Nhưng ngày nay, tầng lửng còn xuất hiện ở nhiều mẫu nhà khác nhau và có tính thẩm mỹ cao.
Hiện nay có 5 loại tầng lửng được sử dụng nhiều nhất là: tầng lửng phía trước, tầng lửng phía sau và tầng lửng bên hông, tầng lửng trong phòng, hay tầng lửng công nghiệp.
Mẫu gác lửng thiết kế đơn giản, hiện đại
2. Lợi ích và mục đích của sử dụng tầng lửng
Thiết kế tầng lửng đã mang lại rất nhiều lợi ích cho gia chủ, cụ thể là:
Với những ngôi nhà có diện tích lớn: việc thiết kế gác lửng sẽ giúp lấp đầy không gian trống, đồng thời còn làm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Còn với những ngôi nhà có diện tích nhỏ gọn, việc xây thêm gác lửng sẽ giúp ngôi nhà tối ưu được diện tích sử dụng. Gia chủ hoàn toàn có thể tận dụng phần diện tích này làm không gian sinh hoạt chung, phòng làm việc, phòng ngủ, phòng đọc sách...
Ở những ngôi nhà ít tầng, chiều cao hạn chế, gác lửng có thể được sử dụng làm phòng chức năng như: phòng bếp, phòng ngủ nhỏ cho khách...
Dùng làm mặt bằng kinh doanh, trưng bày hàng hóa, làm chỗ để xe hoặc nhà kho chứa đồ,...
Tạo cảm giác chiều cao của trần nhà tăng lên, giúp lấp đầy khoảng trống không gian.
3. Thiết kế tầng lửng cho shophouse
Sau đây là những yếu tố cần xem xét khi thiết kế tầng lửng cho căn shophouse:
Sử dụng không gian hiệu quả:
Xác định rõ mục đích sử dụng khi xây dựng tầng lửng. Ví dụ như làm không gian trưng bày sản phẩm, khu vực giải trí, không gian làm việc, hay sử dụng cho các hoạt động khác.
Thiết kế lối đi thích hợp để không gian không bị cản trở. Nghĩa là luồng di chuyển từ tầng dưới lên tầng lửng và ngược lại là thuận tiện và dễ dàng.
Sự kết nối giữa các tầng:
Đảm bảo rằng kiến trúc và thiết kế nội thất cho tầng lửng phù hợp với phong cách của shophouse. Lưu ý thiết kế tầng lửng cho shophouse cũng cần tạo sự thuận tiện cho người sử dụng, bao gồm cả người thuê shophouse và khách hàng.
Có thể sử dụng các yếu tố trang trí như cây cối, bàn ghế, tranh ảnh… để tạo sự hấp dẫn, sự kết nối cho không gian shophouse.
Mẫu shophouse có gác lửng trang trí bằng gỗ sang trọng
Ánh sáng và thông gió cho tầng lửng:
Khi thiết kế tầng lửng nên lưu ý thiết kế thêm cửa sổ. Bởi có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ hoặc kính cửa sổ. Xem xét việc sử dụng kính để tạo ra không gian mở và tối ưu hóa việc truyền tải ánh sáng. Ngoài ra cửa sổ cũng giúp phòng được thông gió, thoáng mát hơn.
Mẫu shophouse dùng lan can kính tạo không gian mở
Bên cạnh đó tạo sự liên kết hài hòa giữa tầng lửng và các tầng khác trong shophouse, vừa giúp không gian rộng rãi lại vừa có cảm giác thông thoáng và kết nối.
Các nhu cầu sử dụng đa dạng:
Thiết kế tầng lửng sao cho có thể dễ dàng thay đổi để phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau trong tương lai. Cân nhắc tới việc có thể thay đổi bố trí nội thất linh hoạt, dễ dàng theo thời gian.
Tóm lại, thiết kế tầng lửng cho shophouse cần kết hợp giữa thẩm mỹ, tính thực tiễn và mục đích sử dụng để tạo ra một không gian hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu của khách hàng và người sử dụng. Đồng thời phải phù hợp với mục đích kinh doanh và thương hiệu của doanh nghiệp. Hãy tham khảo những mẫu thiết kế shophouse để có cho mình lựa chọn ưng ý nhất nhé!
Mẫu một shophouse có tầng lửng dùng để trưng bày hàng hóa
4. Một vài lưu ý khi thiết kế tầng lửng
Tầng lửng là một giải pháp hiệu quả để tăng diện tích sử dụng nhưng khi xây dựng và thiết kế cần phải cẩn thận. Bởi nếu quá trình thi công sai kỹ thuật, sử dụng vật liệu kém chất lượng thì có thể xảy ra sự cố tai nạn trong quá trình sinh hoạt sau này. Tình huống này thường xuất hiện ở nhà xưởng do phần lan can thấp, vật liệu và kỹ thuật xây dựng kém, người lao động lại không để ý.
Có thể bạn chưa biết không phải công trình nào cũng được phép xây tầng lửng. Phụ thuộc theo chính sách quy hoạch của mỗi địa phương mà gia chủ mới biết được xây thêm gác lửng hay không. Nếu được cho phép thì dưới đây là một số lưu ý chủ nhà cần biết về thiết kế gác lửng:
4.1 Khoảng diện tích tối thiểu và tối đa được phép xây dựng
Gác lửng được thiết kế xây dựng ở tầng trệt của công trình. Chiều cao của tầng trệt tính từ nền tới sàn lầu 1 không quá 5,8m và không thấp dưới 5m.
Diện tích gác lửng không được vượt quá 80% diện tích của tầng trệt.
Với nhà ở riêng lẻ, tầng lửng không tính vào số tầng chính thức khi diện tích sàn không vượt quá 65% diện tích sàn của tầng ngay bên dưới.
Tại một số quận như quận 8 và quận 10 ở thành phố Hồ Chí Minh, diện tích tầng lửng có thể được phép xây dựng lên đến 80% diện tích sàn của tầng dưới.
Ở mỗi khu vực và lộ giới khác nhau, việc xây dựng gác lửng cũng sẽ có quy định khác nhau. Lộ giới đường dưới 3m5 sẽ không được phép xây dựng tầng lửng.
Diện tích gác lửng đạt chuẩn
4.2 Chiều cao của tầng lửng theo quy định
Chiều cao tầng trệt và tầng lửng đối với nhà có lộ giới dưới 20m sẽ có chiều cao tối đa là 5m8 so với cao độ vỉa hè và thấp nhất là 5m6. Lúc đó, tầng trệt sẽ cao khoảng 2m8 và tầng lửng 2m8. Nếu ốp trần thạch cao khung chìm chống ẩm, chiều cao thực tế của tầng sẽ còn khoảng 2m4.
Tầng trệt và lửng cao 6m cần phải xin phép và hạ thấp chiều cao của các tầng trên để đảm bảo chiều cao nhà đúng theo giấy phép. Tầng trệt lửng cao 2m8 thường là các ngôi nhà trong khu vực hẻm nhỏ bị giới hạn số tầng.
Vì xây dựng tầng lửng nên diện tích các sàn tầng trên cũng bị hạn chế theo. Với nhà có tầng lửng, lầu 1 và lầu 2 chỉ được cao tối đa 3m4. Còn với nhà không có lửng, tầng trệt có thể cao đến 4m và lầu 1, lầu 2 có thể cao 3m6, 3m8. Với nhà có lộ giới hơn 20m, tầng lửng sẽ có sàn trệt và lửng cao tối đa 7m.
Chiều cao tầng lửng vừa phải phù hợp với nhu cầu sử dụng
4.3 Các yếu tố khác
Ngoài ra khi thiết kế tầng trệt gia chủ cũng cần lưu ý thêm về các yếu tố sau:
Xác định rõ mục tiêu sử dụng của gác lửng:
Xây dựng móng chắc chắn nếu muốn làm thêm tầng lửng.
Thiết kế chiều cao gác vừa phải tránh chiều cao tầng trệt quá hẹp, gây mất cân bằng cấu trúc ngôi nhà.
Vật liệu xây dựng tầng trệt phải đảm bảo chất lượng, hài hòa màu sắc hay tính thẩm mỹ với toàn bộ ngôi nhà.
Thiết kế cầu thang tầng lửng thẩm mỹ, an toàn
Cầu thang di chuyển từ tầng trệt lên tầng lửng không nên quá dốc, bậc cao và có tay vịn tạo điểm tựa.
Nên ưu tiên lựa chọn tối giản nội thất, nếu có thì phải thật nhỏ gọn giúp quá trình di chuyển lên tầng lửng dễ dàng, không chiếm quá nhiều không gian tầng lửng…
Trên đây là giải đáp của Celadon Boulevard về vấn đề: “Tầng lửng là gì? Thiết kế tầng lửng cho shophouse mới nhất 2023”. Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn! Nếu bạn còn thắc mắc hay đang tìm kiếm một địa chỉ tin cậy để thuê shophouse thì còn chần chờ gì mà không liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 039.680.3531 để được tư vấn, hỗ trợ MIỄN PHÍ, NHANH CHÓNG.