Shophouse là gì? Ưu nhược điểm của shophouse? Có nên đầu tư không?

Shophouse là gì? Ưu nhược điểm của shophouse? Có nên đầu tư không?

MỤC LỤC

    Shophouse đang dần trở nên phổ biến và gây sốt trong giới bất động sản hiện nay. Ưu điểm của các căn shophouse có thể kể đến như đa dạng hóa quy mô kinh doanh, tạo không gian sống và làm việc tiện nghi, khiến cho các khu căn hộ shophouse hiện nay trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều nhà đầu tư và người mua nhà. Trong năm 2023, nhà phố shophouse được ưa chuộng nhất là những căn shophouse nằm ở vị trí trung tâm, gần các trục đường chính và có thiết kế hiện đại, tiện ích đầy đủ.

    1. Shophouse là gì?

    Nhà Shophouse là loại hình nhà phố kết hợp giữa mô hình nhà ở và mặt bằng để kinh doanh. Những năm gần đây xu hướng đầu tư vào các căn shophouse tạo nên cơn sốt trong thị trường bất động sản Việt Nam. Điều này xuất phát từ thiết kế thông minh, tích hợp nhiều chức năng, cho phép vừa kinh doanh, vừa ở, và cả cho thuê (shophouse cho thuê) để tạo ra thu nhập.

    Tầng dưới của shophouse thường được sử dụng cho mục đích kinh doanh như cửa hàng, cửa hiệu, nhà hàng, hoặc văn phòng. Tầng trên thường là không gian sống hoặc văn phòng, và có thể có lối đi riêng từ tầng dưới hoặc chia sẻ lối đi chung với các shophouse khác.

    Khác biệt với việc thuê mặt bằng thương mại với giá cắt cổ từ chủ sở hữu ( lên đến hàng trăm triệu VNĐ/tháng với những mặt bằng nhà phố đắt đỏ) và giới hạn thời gian thuê ngắn hạn, việc sở hữu một shophouse mang ý nghĩa bạn sở hữu toàn bộ quyền lợi và có khả năng tự do phát triển không gian theo ý muốn.

    Với ưu điểm về diện tích, vị trí và không gian gần các trung tâm thương mại hoặc khu dân cư đông đúc, việc thuê hay sở hữu shophouse giúp cho hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn, bởi vì luôn có sẵn một lượng lớn khách hàng tiềm năng từ cư dân sinh sống trong khu vực. Điều này tạo ra sự ổn định về doanh thu.

    Shophouse là mô hình kinh doanh mới lạ

    Shophouse là mô hình kinh doanh mới lạ kết hợp giữa cửa hàng và nhà ở tại cùng một địa điểm

    Các căn Shophouse hiện nay thường có kiến trúc độc đáo, đa phần là mặt tiền rộng, có hành lang phía trước và các tầng trên được xây dựng theo phong cách nhà ống hoặc biệt thự. Shophouse là một phần không thể thiếu của các phố cổ và thành phố mới ở nhiều quốc gia Đông Nam Á, và cũng được xem là một phần quan trọng của di sản kiến trúc và văn hóa địa phương.

    2. Ưu điểm của shophouse

    2.1 Thiết kế thông minh

    Các căn shophouse hiện nay có thiết kế thông minh, linh động với không gian mở, tối ưu hóa sự thông thoáng và ánh sáng tự nhiên, đồng thời tạo ra nhiều không gian lưu trú và kinh doanh phù hợp. Các căn hộ thường được bố trí ở tầng trên cùng, còn tầng dưới thường được thiết kế làm cửa hàng, văn phòng hoặc khu vực kinh doanh khác.

    Thiết kế thông minh cho phép căn shophouse trở nên linh hoạt hơn và đa năng hơn, vừa có thể làm nơi sinh hoạt gia đình, vừa có thể làm nơi kinh doanh, văn phòng hoặc cửa hàng.

    Kiến trúc shophouse thường có 2 - 3 tầng

    Kiến trúc nhà phố shophouse thông minh tích hợp nhiều chức năng ở và kinh doanh là một trong những ưu điểm nổi bật của shophouse 

    2.2 Nằm ở vị trí trung tâm đắc địa

    Các khu shophouse hiện thường nằm ở vị trí trung tâm đắc địa, với mặt tiền đường lớn, giao thông thuận tiện và gần các trung tâm thương mại, giải trí và dịch vụ khác. Vị trí thuận tiện này giúp cho việc đi lại và buôn bán dễ dàng hơn, cũng như tăng giá trị bất động sản trong tương lai.

    2.3 Số lượng căn shophouse hạn chế không bị loãng

    Số lượng các căn hộ shophouse thường được giới hạn, chỉ được phép xây dựng trên một số khu đất được quy hoạch đặc biệt. Điều này giúp tạo ra sự khan hiếm cho loại hình bất động sản này và tăng giá trị của chúng.

    Shophouse thường được thiết kế với kiến trúc độc đáo

    Các căn Shophouse hiện nay thường được thiết kế với kiến trúc độc đáo, sang trọng và thu hút sự chú ý của những người yêu thích kiến trúc

    2.4 Lợi thế về tính thanh khoản cao

    Các căn Shophouse có tính thanh khoản cao, có thể dễ dàng bán hoặc cho thuê khi cần thiết. Với vị trí đắc địa và thiết kế thông minh, shophouse thường thu hút được nhiều người muốn sở hữu hoặc thuê, đặc biệt là những nhà đầu tư.

    2.5 Có tiềm năng tăng giá trong tương lai

    Với vị trí đắc địa và tính thanh khoản cao, nhà phố shophouse có tiềm năng tăng giá trong tương lai cao. Bên cạnh đó, với xu hướng phát triển của đô thị hiện đại, các khu đô thị được quy hoạch đặc biệt cho shophouse cũng đang được xây dựng nhiều hơn, tạo ra cơ hội tăng giá trị bất động sản của shophouse trong tương lai.

    Tuy nhiên, nhà shophouse cũng có những nhược điểm như phụ thuộc vào chất lượng dân cư của khu vực xung quanh và thời gian sở hữu bị giới hạn. Nếu khu vực xung quanh có dân cư chất lượng thấp hoặc kinh tế địa phương không phát triển, giá trị bất động sản shophouse cũng sẽ bị ảnh hưởng. Thời gian sở hữu của nhà shophouse cũng được giới hạn theo quy định pháp luật, điều này có thể gây khó khăn cho những người muốn đầu tư lâu dài vào shophouse.

    3. Nhược điểm của shophouse 

    Mặc dù shophouse có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng song song với đó thì vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như sau:

    • Giá thành cao: Shophouse thường nằm tại những vị trí đắc địa của dự án, mang lại khả năng sinh lời cao, đồng thời số lượng căn shophouse cũng hạn chế trong khi nhu cầu đầu tư shophouse lại ngày càng tăng cao. Vì vậy, giá bán của những căn shophouse thường cao hơn so với những loại hình bất động sản khác. 

    • Phụ thuộc vào cộng đồng cư dân: Mục đích lớn nhất của shophouse đó là sử dụng để kinh doanh. Vì vậy,  phải có cộng đồng cư dân đông đúc thì shophouse mới có khả năng kinh doanh và sinh lời cao. Còn nếu cư dân thưa thớt thì việc kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn. 

    • Thời gian sở hữu ngắn: Theo quy định của pháp luật, thời gian sở hữu các căn shophouse chỉ kéo dài đến 50 năm. Khi hết thời hạn, shophouse sẽ được bàn giao lại cho chủ đầu tư hoặc nhà nước. Mặc dù có thể được nhà nước xem xét để gia hạn thêm thời gian sử dụng shophouse nhưng cũng không được quá 50 năm. 

    • Mục đích sử dụng: Các căn shophouse khối đế tại các tòa chung cư chỉ được cấp phép sử dụng với mục đích để kinh doanh chứ không được đăng ký tạm trú hay thường trú tại đây. 

    4. Có nên đầu tư shophouse không? 

    Việc đầu tư vào shophouse phụ thuộc vào mục đích đầu tư và khả năng tài chính của từng nhà đầu tư. Tuy nhiên, đầu tư vào shophouse hay nhà phố thương mại có nhiều ưu điểm như:

    • Đây là loại bất động sản kết hợp giữa mục đích kinh doanh và ở nên có khả năng sinh lời cao hơn so với các loại bất động sản khác.

    • Shophouse và nhà phố thương mại thường nằm ở vị trí đắc địa, giao thông thuận tiện, tiềm năng phát triển kinh tế mạnh, từ đó giá trị bất động sản tăng lên theo thời gian.

    • Thị trường shophouse và nhà phố thương mại đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, đặc biệt là ở các thành phố lớn và các khu đô thị mới.

    Shophouse thường được thiết kế với không gian mở

    Shophouse thường được thiết kế với không gian mở, thông thoáng và rộng rãi

    Tuy nhiên, đầu tư vào nhà phố shophouse cũng có những rủi ro như:

    • Tùy vào vị trí và mô hình kinh doanh, shophouse có thể không hấp dẫn với khách hàng.

    • Đầu tư vào shophouse đòi hỏi khả năng tài chính lớn và có khả năng đầu tư dài hạn.

    Để đầu tư shophouse hiệu quả thì chúng ta cần xét đến một số yêu tố cơ bản sau: 

    • Tính thanh khoản của shophouse: Xem xét xem tính than khoản của shophouse có khả năng cao và biến động theo thị trường hay không

    • Tiềm năng kinh doanh, vị trí đắc địa: Để ý tới vị trí của shophouse xem có tiềm năng kinh doanh không, mật độ cư dân và khả năng chi tiêu của họ ra sao. Từ đó có thể bán những sản phẩm, dịch vụ hay triển khai mô hình kinh doanh phù hợp. Vị trí của shophouse có ảnh hưởng lớn đến thanh khoản. Những shophouse nằm ở vị trí tốt, gần trung tâm thành phố, giao thông thuận tiện và tiềm năng kinh doanh cao có xu hướng có thanh khoản tốt hơn.

    • Tìm hiểu kỹ lượng về sổ đỏ, giất tờ và các thủ tục pháp lý: Khi mua hoặc bán một shophouse, việc tìm hiểu kỹ lưỡng giấy tờ và thủ tục pháp lý là rất quan trọng để đảm bảo tính hợp pháp và an toàn cho giao dịch. Một số giấy tờ và thủ tục pháp lý chính liên quan đến shophouse có thể kể đến như: Hợp đồng mua bán, Giấy chứng nhận quyền sở hữu, Giấy phép xây dựng. Giấy phép kinh doanh, Giấy tờ liên quan đến quy hoạch đô thị, Thủ tục chuyển nhượng,... 

    5. Có mấy loại shophouse? 

    Trên thị trường hiện nay có 3 loại nhà shophouse phổ biến là: Shophouse khối đế và shophouse nhà phố thương mại khu đô thị và shophouse khu du lịch.

    Vị trí của shophouse rất quan trọng

    Vị trí của shophouse rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách hàng và giá trị bất động sản

    5.1 Shophouse khối đế

    Shophouse khối đế là một loại nhà phố thương mại được xây dựng trên một tầng hầm, thường nằm ở vị trí đắc địa, có mặt đường lớn, hoặc gần các khu đô thị, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, đặc biệt là các khu đô thị mới. Đặc điểm của shophouse khối đế là thiết kế vừa có thể ở vừa có thể kinh doanh, được chia thành nhiều tầng với diện tích tầng trệt thường rất rộng, tiện lợi cho việc trưng bày sản phẩm, bán hàng, hoặc sử dụng làm văn phòng. 

    Một số căn hộ shophouse còn được trang bị thang máy, nội thất đầy đủ và hiện đại để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ưu điểm của shophouse khối đế là có vị trí đắc địa, thuận tiện cho việc kinh doanh, tiện ích xung quanh đầy đủ, dễ dàng tiếp cận khách hàng, giá trị tăng theo thời gian, đặc biệt là có khả năng sinh lời cao. Tuy nhiên, giá thành của shophouse khối đế thường rất cao, không phải ai cũng có đủ khả năng tài chính để đầu tư vào loại hình này.

    5.2 Shophouse nhà phố thương mại các khu đô thị

    Shophouse nhà phố thương mại là một loại nhà phố kết hợp giữa chức năng ở và kinh doanh, thường nằm trong các khu đô thị mới hoặc khu đô thị sầm uất. Loại nhà shophouse này thường có diện tích tầng trệt rộng, có thể sử dụng làm không gian trưng bày sản phẩm, bán hàng hoặc kinh doanh dịch vụ.

    Shophouse thường được sử dụng cho mục đích kinh doanh

    Shophouse thường được sử dụng cho mục đích kinh doanh như cửa hàng, quán cafe, nhà hàng, văn phòng, vàng bạc đá quý,...

    Đặc điểm của các căn shophouse nhà phố thương mại là kiến trúc hiện đại, thiết kế đẹp mắt, không gian sống và kinh doanh tách biệt nhưng vẫn liên kết với nhau, thuận tiện cho việc đi lại và sinh hoạt. Một số shophouse còn được trang bị thang máy, nội thất đầy đủ và hiện đại để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

    Ưu điểm của shophouse nhà phố thương mại là có vị trí thuận tiện, dễ dàng tiếp cận khách hàng, giá thành thường thấp hơn so với shophouse khối đế, đặc biệt là có khả năng sinh lời cao khi nằm trong các khu đô thị sầm uất, có tiềm năng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, nhược điểm của loại hình shophouse này là diện tích thường không lớn, không đủ cho việc kinh doanh các mô hình lớn, không có quyền sở hữu đất, chỉ được sử dụng trong thời hạn nhất định.

    5.3 Shophouse nhà phố khu du lịch

    Shophouse nhà phố khu du lịch là loại hình bất động sản nằm trong các khu du lịch. Loại hình shophouse này thường được thiết kế để thu hút du khách và những người tham quan mua sắm. Chúng thường nằm trong vị trí đắc địa gần các điểm du lịch chính, các trung tâm mua sắm, nhà hàng và tiện ích khác. Mục tiêu của shophouse trong khu du lịch là tận dụng lượng khách đến du lịch để kinh doanh thương mại và cung cấp cho họ sự tiện nghi khi cần ở lại khu vực đó. 

    Shophouse khu du lịch thường có mặt tiền rộng để thu hút sự chú ý của khách hàng và để trưng bày hàng hóa hoặc dịch vụ. Có thể kinh doanh các loại hình dịch vụ như nhà hàng, quán ăn, quầy bar, spa hay các dịch vụ du lịch khác. Ưu điểm của loại hình này là có vị trí gần các điểm du lịch, bãi biển hoặc khu vực sầm uất nên khá dễ dàng trong việc thu hút và tiếp cận khách hàng. Điều này khiến cho shophouse nhà phố khu du lịch có tiềm năng phát triển lớn trong tình hình ngành du lịch đang ngày càng phát triển như hiện nay. 

    Shophouse nhà phố phố khu dịch thường nằm gần vùng ven biển

    Shophouse nhà phố khu du lịch gần bờ biển có tiềm năng phát triển lớn

    6. Sự khác nhau giữa các căn shophouse và nhà mặt phố, biệt thự phố

    Khi đã hiểu rõ shophouse, ưu điểm của shophouse như thế nào rồi, bạn đọc cần phân biệt rõ được sự khác biệt giữa shophouse và nhà mặt phố, biệt thự phố như thế nào. Hãy cùng Celadon Boulevard điểm qua 3 sự khác biệt chính của những mô hình này như sau.

    Tìm hiểu sự khác biệt giữa shophouse và nhà mặt phố, biệt thự phố

    Tìm hiểu sự khác biệt giữa shophouse và nhà mặt phố, biệt thự phố

    6.1 Khác biệt về mục đích đầu tư

    Tuy mục đích đầu tư ban đầu của các nhà đầu tư shophouse và nhà mặt phố đều là cho thuê hoặc kinh doanh thương mại. Nhưng sẽ có những sự khác biệt rõ rệt ở các mô hình này khi đưa vào vận hành. 

    • Với shophouse: Đại đa số chủ đầu tư khi rót vốn vào shophouse đều có mục đích là kinh doanh hoặc cho thuê nhằm sinh lời. Nhưng với tính đặc thù của shophouse là nằm trong phần quy hoạch của các dự án, khu đô thị nên việc bị hạn chế các danh mục kinh doanh là điều tất yếu.

    • Với nhà mặt phố, biệt thự: Với sự thoải mái về quy chế, nhà mặt phố, biệt thự phố sẽ được phép đưa vào sử dụng nhiều hơn ở các hạng mục kinh doanh. Ngoài những mô hình giống như shophouse là cửa hàng thời trang, cửa hàng tiện lợi, coffee shop, spa,... Nhà mặt phố và biệt thự phố còn được phép kinh doanh nhiều hạng mục như cho thuê văn phòng, khách sạn, kinh doanh các mặt hàng đặc thù,...

    6.2 Khác biệt ở đối tượng khách hàng tiềm năng

    • Đối tượng khách hàng tiềm năng khi kinh doanh tại shophouse sẽ khá hạn chế và chỉ nằm trong khu vực đô thị, dự án mà shophouse gắn liền. 

    • Trong khi đó, nhà mặt phố và biệt thự phố không bị rào cản bởi vị trí đặc thù như shophouse. Do được tọa lạc tại những nơi đông đúc dân cư và người qua lại, lượng khách hàng tiềm năng tại nhà mặt phố và biệt thự phố là vô cùng lớn. Tại đây các dịch vụ kinh doanh sẽ tiếp cận được với khách hàng một cách dễ dàng hơn và thuận lợi hơn trong kinh doanh.

    Khác biệt rõ rệt ở những đối tượng khách hàng tiềm năng của shophouse

    Khác biệt rõ rệt ở những đối tượng khách hàng tiềm năng của shophouse

    7. Lưu ý khi chọn thuê mua nhà phố shophouse 

    Nếu bạn đang cân nhắc việc thuê mua nhà shophouse thì cần lưu ý những điều sau đây:

    7.1 Vị trí của shophouse

    Vị trí của các căn shophouse là yếu tố quan trọng nhất cần xem xét. Nếu shophouse của bạn nằm ở khu vực có nhiều khách hàng tiềm năng và dân cư đông đúc thì khả năng kinh doanh của bạn sẽ cao hơn.

    7.2 Dựa vào kết cấu và thiết kế của shophouse

    Bạn cần xem xét kết cấu và thiết kế của shophouse, đảm bảo nó phù hợp với mục đích kinh doanh của bạn. Bạn cần tìm kiếm shophouse có không gian rộng rãi, thông thoáng và sáng sủa, phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn.

    Tìm hiểu thiết kế shophouse

    Bạn cần lưu ý xem xét về kết cấu cũng như thiết kế của nhà phố shophouse

    7.3 Giá thuê/mua căn hộ shophouse

    Giá thuê/mua của shophouse còn phụ thuộc vào vị trí mặt bằng cũng như diện tích của khu shophouse đó. Bạn cần xác định ngân sách của mình và tìm kiếm căn shophouse có giá cả phù hợp. Nên so sánh, tham khảo giá thuê/mua của nhiều shophouse khác nhau trước khi quyết định.

    Shophouse đang dần trở thành xu hướng mới

    Shophouse đang trở thành xu hướng mới trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam

    7.4 Tìm hiểu rõ tính pháp lý của căn shophouse định thuê 

    Tìm hiểu tính pháp lý của shophouse, thông tin chủ đầu tư là vô cùng quan trọng trước khi quyết định thuê/mua shophouse.Bạn cần kiểm tra tính pháp lý của shophouse để đảm bảo rằng nó đáp ứng các yêu cầu pháp lý cần thiết để kinh doanh. Nên kiểm tra hợp đồng, giấy tờ pháp lý và các quy định liên quan trước khi ký kết hợp đồng.

    7.5 Tiềm năng phát triển của shophouse

    Nếu bạn đang cân nhắc mua shophouse như một khoản đầu tư, bạn cần xem xét tiềm năng phát triển của khu vực. Nếu thuê shophouse thì cần xem xét đến mật độ cư dân, tiện ích cũng như tiềm năng khách hàng của khu shophouse đó....Nếu khu vực đó đang phát triển nhanh chóng và có nhiều dự án mới đang được triển khai, thì khả năng giá trị shophouse của bạn sẽ tăng trong tương lai.

    Ngoài ra, bạn cũng nên tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia kinh doanh bất động sản để có được quan điểm chuyên môn và hỗ trợ trong quá trình tìm kiếm và mua shophouse.

    8. Nhà Shophouse có sổ đỏ không?

    Shophouse có khả năng kinh doanh đa dạng

    Shophouse có khả năng kinh doanh đa dạng và mang lại lợi nhuận cao cho chủ sở hữu

    Shophouse có sổ đỏ và thời hạn sử dụng giống như các loại bất động sản khác. Thời hạn sử dụng của shophouse thường là 50 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, chủ sở hữu shophouse có thể gia hạn thời hạn sử dụng trong vòng 20 năm trước khi hết thời hạn sử dụng. Gia hạn này được thực hiện thông qua thủ tục đăng ký thay đổi quyền sử dụng đất với cơ quan đăng ký đất đai.

    9. Kinh doanh gì ở khu shophouse? Những mô hình phổ biến nhất

    Shophouse và nhà phố thương mại thường được sử dụng để kinh doanh các loại hình dịch vụ, bán lẻ, nhà hàng, cafe, văn phòng, spa, phòng khám, trung tâm giải trí, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, showroom, quán ăn, mỹ phẩm, thời trang, điện tử, đồ gia dụng. Ngoài ra, còn nhiều mô hình kinh doanh khác phù hợp với từng vị trí và nhu cầu của khách hàng.

    Tìm hiểu thêm: Kinh doanh gì ở shophouse? 5 mô hình kinh doanh hiệu quả

    10. Dự án Shophouse Celadon Boulevard - 68 viên kim cương tọa lạc tại quận Tân Phú

    Dự án Shophouse Celadon Boulevard là một khu phức hợp gồm 68 căn shophouse, được xây dựng trên khu đất rộng 2.5 ha tọa lạc trên trục đường đại lộ Gamuda (hiện là đường N1), quận Tân Phú, TP.HCM. Dự án được xây dựng bởi chủ đầu tư Gamuda Land - bộ phận phát triển bất động sản của Gamuda Berhad - một trong những tập đoàn bất động sản lớn nhất Malaysia.

    Shophouse Celadon Boulevard

    Shophouse Celadon Boulevard phù hợp với những người muốn kinh doanh tại cùng một địa điểm

    Shophouse Celadon Boulevard là một trong những dự án nhà phố shophouse có vị trí đắc địa nhất tại quận Tân Phú với nhiều tiện ích xung quanh như trường học, bệnh viện, siêu thị, khu vui chơi giải trí... Đặc biệt, dự án nằm sát đường Tân Kỳ Tân Quý, giao thông thuận tiện kết nối với các khu vực lân cận như quận 11, quận Tân Bình, quận 6, quận Bình Tân... 

    Dãy shophouse tại Celadon Boulevard được thiết kế sang trọng, hiện đại, với diện tích đa dạng từ 182m2 đến 700m2, phù hợp với nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp, cửa hàng, nhà hàng, quán cafe... Ngoài ra, dự án còn được bao quanh bởi hệ thống cây xanh, hồ bơi, khu vui chơi trẻ em, khu tập thể dục ngoài trời và khu giải trí BBQ.

    Để biết thêm thông tin chi tiết và đăng ký xem mặt bằng, vui lòng liên hệ:

    • Email: leasing.hcmc@gamudaland.com.my

    • Hotline: 0396 803 531

    • Địa chỉ: Số 3 đường N1, P. Sơn Kỳ, Q. Tân Phú, TP. HCM.

    Shophouse Celadon Boulevard là giải pháp tuyệt vời

    Shophouse Celadon Boulevard là giải pháp tuyệt vời cho những người đang tìm kiếm một không gian kinh doanh độc đáo và hiệu quả

    Với vị trí đắc địa, thiết kế sang trọng, tiện ích đa dạng và chất lượng xây dựng đảm bảo, dự án Shophouse Celadon Boulevard là một lựa chọn lý tưởng cho những người muốn đầu tư kinh doanh tại quận Tân Phú.

    Đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá 68 căn Shophouse tuyệt đẹp tại Celadon Boulevard và trải nghiệm không gian kinh doanh đẳng cấp ngay hôm nay! Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết và đặt lịch tham quan shophouse mẫu!

     
    Bài trước Bài sau
    Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
    This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
    index
    Liên hệ